AIA chọn top 10 dự án bền vững nhất năm 2017

Viện kiến trúc sư Hoa Kỳ (AIA) và Ủy Ban Môi Trường (COTE) của Viện đã công bố TOP 10 công trình năm 2017 cho công trình có thẩm mỹ tốt và thiết kế bền vững.

Đây là lần thứ 21 giải thưởng được tổ chức nhằm tôn vinh những dự án bảo vệ và đề cao vai trò của môi trường thông qua việc kết hợp kiến trúc, hệ thống tự nhiên và công nghệ. Sự đổi mới của giải thưởng năm nay đó là COTE đã sửa đổi đáng kể tiêu chuẩn thiết kế bền vững của họ bao gồm những vấn đề: Ảnh hưởng tới sức khỏe, an sinh và kinh tế.

Sau đây là 10 công trình được vinh danh do Tạp chí Kiến trúc  giới thiệu.

Trung tâm Môi trường Brock; Virginia / Thiết kế: SmithGroupJJR

Trung tâm Môi trường Brock là nhà trung tâm của văn phòng Hampton Roads thuộc Tổ chức Chesapeake Bay có chức năng hỗ trợ giáo dục, vận động và khôi phục tài nguyên môi trường. Trung tâm được thiết kế để thể hiện sứ mệnh bảo vệ một trong những tài nguyên thiên nhiên có giá trị và bị đe dọa nhất của Hoa Kỳ – vịnh Chesapeake. Chủ đầu tư mong muốn thể hiện sự bền vững thực sự, tạo nên một công trình cột mốc vượt ra ngoài khái niệm “ít nguy hại với môi trường” hướng đến một thực tế, nơi mà kiến trúc có thể tạo ra tác động tích cực, thúc đẩy  tái tạo môi trường và xã hội. Trung tâm vượt qua tiêu chuẩn LEED, không phát thải CO2, không xả thải và được chứng nhận Living Building Challenge từ Viện Quốc Tế Living Future Institute.

Công trình sức khỏe và khoa học John J.Sbrega – Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Bristol, Sông Fall, Massachusetts / Thiết kế: Sasaki

Bristol đặt mục tiêu tham vọng về tạo ra một công trình khoa học mới, không chỉ thanh lịch và hấp dẫn mà còn phải như một hình mẫu cho tính bền vững. Tòa nhà rộng 4500 m2 đặt tiêu chuẩn như là tòa nhà khoa học  đầu tiên ở vùng Đông Bắc. Công trình cung cấp các cơ hội học tập thực tế và chăm sóc cho người nghèo, đồng thời cung cấp phòng thí nghiệm và không gian hỗ trợ cho lĩnh vực sinh học, công nghệ sinh học, vi sinh học và hóa học; Phòng thí nghiệm mô phỏng điều dưỡng; Phòng thí nghiệm khoa học lâm sàng và các phòng thí nghiệm y tế hỗ trợ; Phòng thí nghiệm nha chu và một phòng khám giảng dạy. Với việc sử dụng cách tiếp cận toàn diện để thiết kế và xây dựng tòa nhà Khoa học và Y tế Sbrega, các KTS đã khám phá ra những cách tân tiến để loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tăng hiệu quả và giảm đáng kể nhu cầu sử dụng.

Khu tòa nhà Eden – Đại học Chatham  ; Ngoại ô Richland, Pennsylvania /Thiết kế: Mithun

Sau khi nhận được sự quyên góp của nông trại Eden Hall (157 ha) phía bắc Pittsburgh, trường đại học Chatham đã đặt ra mục tiêu táo bạo là tạo ra khuôn viên “tự tái tạo năng lượng” đầu tiên trên thế giới. Trụ sở chính của Trường Phát triển Bền vững Falk – tòa Eden tạo ra nhiều năng lượng hơn là sử dụng năng lượng, đồng thời là nguồn nước, sản xuất thực phẩm, tái chế chất dinh dưỡng, hỗ trợ môi trường sống và là nguồn đất “sạch” để phát triển thế hệ tiếp theo của hệ thống quản lý môi trường. Các tòa nhà, cảnh quan và cơ sở hạ tầng được kết nối với nhau, hỗ trợ một môi trường làm việc năng động và mang đặc thù nghiên cứu. Các dạng công trình mới, không gian tập trung ngoài trời, biểu diễn nghệ thuật phức hợp và hệ thống khu đất hoàn toàn tự nhiên tạo nên các chiến lược bền vững vượt trội, minh bạch và rõ ràng.

Trường tiểu học Discovery – Trường Arlington, Arlington, Virginia / Thiết kế: VMDO Architects

Trường Tiểu Học Discovery là trường học “không tiêu tốn năng lượng” lớn nhất ở Hoa Kỳ. Thách thức của dự án là tích hợp một tòa nhà 9000 m2 vào một khu dân cư đồng thời giữ lại toàn bộ tấm pin năng lượng Mặt Trời  trên mái. Bằng cách đắp nền thành một ngọn đồi hướng về phía Nam, dự án đã đạt được các mục tiêu địa phương cộng đồng  nhờ quy mô và việc giữ lại những căn hộ, nhà ở của người dân, không gian mở cho vui chơi giải trí và các mục tiêu toàn cầu như định hướng lý tưởng cho việc tái tạo năng lượng mặt trời. Dự án đưa ra một ví dụ tích cực cho giải pháp về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu đồng thời tuyên truyền, khích lệ học sinh của trường với mong muốn rằng họ là những người sáng tạo tham gia vào các giải pháp đó.

Nhà xe & Kho muối Spring Street  1/2/5 quận Manhattan, Thành phố New York  Dattner Architects và Thiết kế kiến trúc quy hoạch WXY

Công trình vốn là một nhà xe và kho muối này đóng vai trò quan trọng về cơ sở hạ tầng hành chính bằng cách kết hợp thiết kế kiến trúc tiên tiến với tính bền vững và sự nhạy cảm đối với bối cảnh đô thị. Tòa nhà được bao bọc trong một mặt tiền 2 lớp đục lỗ hạn chế bức xạ mặt trời, đảm bảo ánh sáng ban ngày và tầm nhìn cho các khu vực nhân sự. Mái nhà xanh rộng 60.000 m2 có khả năng làm giảm hiệu ứng “đảo nhiệt”, thúc đẩy đa dạng sinh học, lọc nước thải ngưng tụ và tái sử dụng nước mưa để rửa xe. Các dự án này cũng là điểm chuẩn cho chương trình Active Design của Thành phố New York – góp phần thúc đẩy sức khoẻ và thể lực của người sử dụng thông qua thiết kế của tòa nhà.

Học viện y tế công cộng Milken, Đại học George Washington, Washington, D.C. / Thiết kế: Payette and Ayers Saint Gross

Học viện Y tế Công cộng Milken tại ĐH George Washington(GWU) đã đưa ra các giá trị cốt lõi về y tế cộng đồng – sự chuyển động, ánh sáng /không khí, cây xanh, kết nối đến nơi chốn, tương tác xã hội, giao lưu cộng đồng – vô cùng độc đáo. Công trình đạt chuẩn bạch kim của LEED này nằm trong khuôn viên ĐH được quy hoạch ngay vị trí trái tim của thủ đô Washington. Các văn phòng nghiên cứu, lớp học và các khu vực nghiên cứu được tập trung xung quanh lõi thông tầng nơi tập trung ánh sáng và mở hướng nhìn ra bên ngoài. Hấp dẫn hơn nữa, giếng trời rọi xuống cầu thang và xuyên qua 8 tầng, khuyến khích hoạt động thể chất. Bàn ghế trong các lớp học được đặt theo nhóm hoặc vòng khép kín tạo sự thoải mái và không gian tương tác xã hội qua đó giảng viên dễ dàng bao quát hoạt động sôi nổi của từng nhóm.

Bệnh viện đa khoa Ng Teng Fong & Bệnh viện cộng đồng Jurong; Singapore / Thiết kế: HOK, USA; CPG, Singapore; Studio 505, Australia

The Green Mark Platinum NTFGH là một phần của khuôn viên y khoa đầu tiên của Singapore kết hợp chăm sóc liên tục từ bệnh nhân ngoại trú đến hậu kỳ cấp tính. Công trình được thiết kế dựa trên nguyên tắc thụ động và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, sức khoẻ và phúc lợi. 70% công trình được thông thoáng tự nhiên, chiếm 82% số giường bệnh nhân nội trú. Không giống như những bệnh viện Singapore khác, ở NTFGH mọi giường bệnh đều có cửa sổ liền kề cung cấp có ánh sáng ban ngày và tầm nhìn cho bệnh nhân. Một ốc đảo trong một thành phố đông đúc, NTFGH kết hợp công viên, mái xanh và vườn đứng xuyên suốt khuôn viên. Tòa nhà sử dụng năng lượng ít hơn 38% so với bệnh viện điển hình của Singapore và ít hơn 69% so với bệnh viện điển hình của Hoa Kỳ.

Trung tâm khu vực NOAA Daniel K. Inouye, Honolulu / Thiết kế: HOK cùng Ferraro Choi & WSP

Nằm tại vùng địa danh lịch sử quốc gia trên đảo Ford thuộc Oahu, Trung tâm Hải dương học Quốc gia và không khí học khu vực Inouye là sự kết hợp hoàn hảo bởi hai xưởng máy bay của Thế chiến thứ hai, được tái sử dụng và kết nối bằng một tòa nhà mới bằng thép và kính. Xưởng máy bay được thiết kế lại bằng những giải pháp đơn giản để trung tâm tận dụng được không khí, nước và ánh sáng. Khu liên hợp đạt chứng chỉ Vàng của LEED có sức chứa 800 người cho một trụ sở nghiên cứu và văn phòng – với lý tưởng “khoa học, dịch vụ và quản lý” của NOAA cùng các truyền thống văn hoá và sinh thái Hawaii. Môi trường bên trong công trình, dựa trên nguyên tắc thiết kế khuôn viên, tạo ra một trung tâm tập trung.

Trung tâm R.W. Kern; Amherst, Massachusetts / Bruner/Cott & Associates

Trung tâm R.W. Hampshire của Trường Cao đẳng Hampshire là một công trình đa năng có diện tích 1600 m2 được thiết kế để thực hiện thử thách Living Building. Là cửa ngõ vào khuôn viên trường, Trung tâm Kern bao gồm lớp học, văn phòng, quán cà phê, và không gian triển lãm. Là một công trình tự bền vững, tòa nhà tự tạo ra năng lượng cho chính nó, giữ lại nước và xử lý chất thải của riêng nó. Trung tâm Kern là kết quả của một quá trình thiết kế tích hợp và toàn diện, sự tận tâm hết lòng với lý tưởng môi trường của cả nhóm. Dự án thể hiện sự cống hiến của trường Hampshire cho cấp độ bền vững và quản lý cao nhất cũng như cho phương châm nghiên cứu, lãnh đạo tích cực và thực hành của trường.

Trung tâm năng lượng Đại Học Stanford, Stanford, California / ZGF Architects LLP

Nằm tại trung tâm năng lượng chuyển hóa của Đại học Stanford là một trung tâm năng lượng công nghệ caoệ thống này sẽ thay thế cho một nhà máy nhiệt điện 100% chạy bằng năng lượng hóa thạch và điện. 65% năng lượng sử dụng cho hệ thống mới này là từ các nguồn tái tạo và đây cũng là hệ thống thu hồi nhiệt đầu tiên. Nó làm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính, nhiên liệu hoá thạch và nước. Công trình bao gồm một tòa nhà quản trị năng lượng tự tạo, máy làm nguội nhiệt, máy làm lạnh và sưởi ấm, sân phục vụ và trạm biến áp chính của trường. Công trình được thiết kế hài hòa với khu vực xung quanh đồng thời thể hiện mục đích của nó thông qua vẻ ngoài: nhẹ nhàng, trong suốt và bền vững.

Nguồn: tapchikientruc

 

 , , ,