Kiến trúc nhà ở Việt Nam ngày càng nở rộ nhiều phong cách mới mẻ, hiện đại. Nỗi trội là lối kiến trúc theo phong cách Đông Tây.
Tuy nhiên, không khó để nhận ra nhiều công trình đồ sộ, cầu kỳ nhưng lại thiếu bản sắc hoặc thậm chí mắc lỗi “sai ngữ pháp” kiến trúc.
Tham lam biểu tượng
Một dinh thự liên kế ở quận Thủ Đức nổi bật giữa nhiều căn nhà đơn giản xung quanh không chỉ vì độ cao, mà vì những đường nét trang trí, những biểu tượng gắn bên ngoài căn nhà.
Tất cả các cửa trong nhà đều theo kiểu cửa vòm, phần trên bo tròn với một phù điêu ở đỉnh vòm. Mái nhà được chia thành hai phần, phần mái phía trên cửa chính được cách điệu thành hai mái hình chóp của phương Đông, phía trên cửa sổ là mái bằng.
Mặt tiền các tầng được đắp nổi tới 3 cây cột doric vuông với phù điêu ở đầu cột. Ban công các tầng trên trang trí bằng hàng lục bình, tầng 2 có thêm một hàng cột giả cổ phía ngoài hàng hiên. Trên các cột và viền xung quanh các cửa là vô số các gờ, chỉ đủ kích cỡ.
Đặc biệt hơn, ngôi biệt thự có nhiều biểu tượng lạ như hai bên cột ở cổng nhà được chủ đặt tượng hai con vật: bên trái là con đại bàng màu trắng với sải cánh tung ra dũng mãnh, bên phải là con sư tử màu vàng gác hai chân trước lên một trái cầu.
Trên đỉnh chóp của mái nhà có hai hình tròn thoạt nhìn như biểu tượng âm dương nhưng nhìn kỹ thì đó là biểu tượng hai gương mặt người cách điệu lồng vào nhau.
Một kiến trúc sư nhận xét vị chủ nhân này thuộc trường phái “mê biểu tượng” nhưng dường như chưa hiểu hết ý nghĩa của các biểu tượng, chỉ là thấy chi tiết nào hay thì đưa về gắn lên nhà của mình.
Những căn nhà có quá nhiều chi tiết, theo các kiến trúc sư, phần lớn do người dân tự học hỏi, tự thiết kế, không mang một thông điệp nào.
Một giảng viên kiến trúc cho rằng đây là những kiểu nhà nhại cổ, không theo trường phái kiến trúc hay nghệ thuật nào.
“Kiến trúc cổ điển châu Âu quan trọng nhất là tỉ lệ và các “thức” phải chuẩn. Nó yêu cầu phải có không gian lớn để ngắm nhìn. Những công trình như trên không đẹp vì nó sai “ngữ pháp và sai thời đại”, vị giảng viên này nhận xét.
Giám đốc một công ty kiến trúc cho biết tại các dự án lớn đều có các công ty kiến trúc thiết kế. Tuy nhiên, chuyên môn và sự sáng tạo của kiến trúc sư thường bị giới hạn bởi yêu cầu của chủ đầu tư.
“Các thiết kế thường theo yêu cầu của chủ đầu tư. Mà hiểu biết về kiến trúc của giới chủ có giới hạn và thường chạy theo thị hiếu của thị trường nên sản phẩm cuối cùng có muôn hình vạn trạng”, anh chia sẻ.
Trân trọng di sản
Theo dõi thị trường xây dựng trong những năm gần đây, một kiến trúc sư thuộc Hội Kiến trúc sư TP.HCM cho biết gu kiến trúc của nhà ở, công trình tại các TP lớn của nước ta ngày càng “chuẩn” hơn.
Càng về sau, hiện tượng tùy tiện biến tấu, tùy tiện thêm bớt các chi tiết, gắn phù điêu, thêm gờ, chỉ vô tội vạ trên mặt đứng các công trình càng giảm. Nhiều công trình, dự án lớn có xu hướng thiết kế theo lối kiến trúc Pháp cổ đã thu hút được nhiều khách hàng, tạo ấn tượng tốt trên thị trường.
Thậm chí, có một vài thương hiệu bất động sản lớn có loạt dự án thiết kế theo phong cách cổ điển và gắn hình ảnh những tòa nhà với cửa vòm tròn đã thành nhận dạng thương hiệu.
Với những công trình công cộng như nhà hàng, khách sạn hay trung tâm thương mại, xu hướng thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển ngày một phổ biến hơn. Đáng nói, những công trình có kiến trúc theo phong cách cổ điển lại được giới trẻ “check in”, chụp hình đăng lên các mạng xã hội nên được công chúng biết đến nhiều hơn.
Điều này cho thấy người Việt đang dần thay đổi tư duy thẩm mỹ và ngày càng mộ điệu những giá trị kiến trúc truyền thống. Đây là những tinh hoa mang giá trị trường tồn, đã được minh chứng qua thời gian và là xu hướng chuyển đổi phù hợp với thế giới.
Ví dụ như tại Anh, Đức, Mỹ… những quốc gia hiện đại, phong cách kiến trúc La Mã cổ điển vẫn được yêu thích và ứng dụng trong các công trình lớn.
Phong cách tân cổ điển ở Pháp, Đức, Anh và Hoa Kỳ đều tiếp nhận phong cách kiến trúc La Mã cổ đại. Chẳng hạn tòa nhà Capitol – tòa nhà Quốc hội Mỹ mang đậm ảnh hưởng của các thức cột La Mã.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ có tầng bệ đồ sộ, cấu trúc mái vòm tạo ra ấn tượng mạnh mẽ về tính hoành tráng của công trình, trên chóp mái được đặt một bức tượng với chủ đề tự do. Công trình tòa nhà Quốc hội Mỹ cả bên trong và bên ngoài đều thể hiện sự phát huy cao độ phong cách kiến trúc Tân cổ điển.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – tổng giám đốc Công ty xây dựng thiết kế Mai – Archi, KTS trưởng của dự án Rome By Diamond Lotus – bày tỏ tình yêu lớn lao với kiến trúc cổ điển thông qua dự án thành Rome Sài Gòn:
“Từng ngóc ngách, từng chi tiết tỉ mỉ nhất cũng được chúng tôi mô phỏng theo hơi hướng kiến trúc La Mã cổ một cách tinh tế và tiện lợi, phù hợp với sinh hoạt của người dân hiện đại. Tất cả đều dựa theo triết lý Không biến di sản thành bất động sản mà biến bất động sản thành di sản”.
Đồng thuận cùng tình yêu Sài Gòn và sự đam mê với kiến trúc cổ điển, bà Lưu Thị Thanh Mẫu – tổng giám đốc Phúc Khang Corporation – nhận định hầu hết DN hiện nay đều muốn đóng góp công sức hoàn thiện hình dáng đô thị TP.HCM.
“Nhận thức rõ nhiệm vụ này, chúng tôi mạnh dạn làm công trình bất động sản theo hướng đánh thức di sản nhân loại để truyền lại cho thế hệ sau. Từ “Rome” trong công trình Rome By Diamond Lotus của chúng tôi không phải để nhái mà để đánh thức kiến trúc La Mã cổ – một điều gì đó mang tính di sản của nhân loại.
Đó là một phần hơi thở của Sài Gòn, một phần bản sắc văn hóa chúng ta và cũng là một phần để kích hoạt đô thị du lịch quốc tế của TP.HCM”, tổng giám đốc Phúc Khang Corporation nhấn mạnh.