Maw Lamyaing: Kiến trúc sư Việt Nam thiết kế kiến trúc truyền thống của Myanmar

Myanmar là một đất nước không có những công trình đền tháp nổi tiếng như Angkor của Campuchia hay Borobudur của Indonesia, nhưng ở Myanmar luôn nổi tiếng với các công trình kiến trúc Phật giáo. Tại Myanmar, chúng ta dễ dàng thấy được những công trình kiến trúc phật pháp rất đa dạng, chi tiết và phát triển toàn diện về kết cấu kiến trúc và tính chất mỹ thuật.

Kiến trúc phật giáo của Myanmar thể hiện qua hai dạng công trình: Chùa (stupa) và Đền. Đặc điểm khác biệt của đền chùa ở đây là không làm bằng đá mà xây gạch trát vữa stucco, dễ điêu khắc và trang trí hơn chất liệu đá.

Myanmar là một trong những  quốc gia Nam Á  chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ nền kiến trúc Ấn  Độ. Đó chính là lý do khiến đặc điểm mỹ thuật trong từng công trình kiến trúc của đất nước Miến Điện thấm nhuần nền kiến trúc phật giáo một cách sâu sắc nhất.

Myanmar từ trước đến nay vốn là một nước đa dạng về văn hóa chủng tộc, với chính sách khép  kín, cho nên kiến trúc và  điêu khắc tại đây khó phá vỡ dạng thức cũ. Cho đến thời  kỳ “Pagan rực rỡ” (thế kỷ XI -XIII), thời  hoàng kim của mỹ  thuật PG mới tạo  được bản sắc độc đáo.

Dự án nhà hàng – khách sạn Maw Lamyaing tại Myanmar đã được đội ngũ kiến trúc sư GK Archi Việt Nam tư vấn thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của Myanmar. Khách sạn Maw Lamyaing có vẻ bề ngoài nguy nga cổ kính theo lối kiến trúc phật giáo, đến đây khách hàng sẽ hoàn toàn bị choáng ngợp bởi lối kiến trúc cả bên trong và ngoài của khách sạn Maw Lamyaing. Chỉ tính riêng nội thất của khách sạn này thôi cũng đã là một điểm đặc biệt hút khách.

Đây là một dự án thiết kế lần đầu tiên được các Kiến trúc sư Việt Nam thiết kế theo kiến trúc truyền thống của Myanmar, Thái Lan nói chung và thế giới nói riêng.

Nguồn: Tạp chí kiến trúc

 , , , , , , , , , ,