Phong cách Tân cổ điển đã bắt đầu du nhập và có mặt ở Việt Nam từ vài chục năm trước.
Từng chiếm vai trò quan trọng Kiến trúc, tưởng chừng Tân cổ điển sẽ dần lỗi thời. Đặc biệt khi nghệ thuật dần phát triển, những vật liệu mới được ứng dụng nhiều hơn. Theo đó là sự mở mang về kiến trúc đương đại, cùng sự du nhập tư tưởng cách tân.
Thế nhưng, phong cách Tân cổ điển vẫn là loại kiến trúc được ưa chuộng nhất khắp mọi miền đất nước.
Tân cổ điển là gì?
Kiến trúc cổ đại phát triển rực rỡ vào thế kỷ thứ V TCN tại Hy Lạp và thế kỷ thứ III TCN tại Rome. Từ thế kỉ XVIII trở đi, phong cách tân cổ điển đã không ngừng hồi sinh các công trình cổ đại.
Xu hướng này càng rõ ràng khi cách mạng Công nghiệp ở châu Âu bùng lên. Cùng lúc đó, thời kì các sinh viên thượng trung lưu bắt đầu Grand Tour cũng bắt đầu. Đây là trào lưu đi vòng quanh thế giới và tiếp cận với các tác phẩm cổ xưa.
Công trình kiến trúc cổ đại
Điều này bắt đầu tạo nên những kiến trúc lưu lại nét cổ điển nhưng hướng đến sự đối xứng hợp lý hơn. Như một sự phản ứng với kiến trúc Baroque, trào lưu này tiếp tục lan rộng đến thế kỉ XIX. Được thể hiện ở nhiều quốc gia khác nhau và vẫn chiếm ưu thế cho đến tận ngày nay.
Giới nghệ thuật nói gì về Kiến trúc Tân cổ điển
Theo trang Britannica, một trong những nguồn “Bách khoa toàn thư” có danh tiếng và đáng tin cậy nhất. “Kiến trúc Tân cổ điển” hay trong tiếng Anh là “Neoclassical Architecture” (chữ neo tiếng gốc trong tiếng Hy Lạp cổ νέος – néos nghĩa là mới, hồi sinh, cải biến)… Được định nghĩa là sự hồi sinh của Kiến trúc Cổ điển trong suốt thế kỷ 18 đầu thế kỉ 19.
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ mô phỏng hình ảnh một đền thờ Hy Lạp cổ đại. Công trình được xây dựng từ 1932-1935 bời KTS Cass Gilbert.
“Sự đơn giản từ hình khối, nhắc lại chi tiết thức cột, chủ yếu là Doric. Sử dụng các cột này để gây ấn tượng và ưu tiên các mảng tường trống. Hương vị mới của sự đơn giản cổ xưa đã đánh bại sự thái quá của phong cách Rococo. Một phong cách vốn nặng về trang trí rườm rà.” – Britannica
Phong cách Tân cổ điển ở Việt Nam
Trong lịch sử, Việt Nam đã từng là thuộc địa của Pháp trong gần một trăm năm. Kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19 với sự thịnh hành của chủ nghĩa Tân cổ điển cũng từ đây du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, để phù hợp với văn hóa, khí hậu và vật liệu xây dựng của người Việt. Phong cách này không được giữ nguyên bản mà được điều chỉnh dần.
Việc hình thành phong cách kiến trúc Đông dương (Indochine Architecture) hay Kiến trúc thuộc địa Pháp (French Colonial)… Được thể hiện rất rõ trong những công trình công quyền thời Pháp thuộc còn sót lại.
Phủ Chủ tịch (trước đây là Phủ Toàn quyền Đông Dương – 1902), nhà Khách chính phủ (1919)… Đều là những công trình xây dựng dựa trên tư tưởng cổ điển thịnh hành lúc bấy giờ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những chi tiết trang trí mang tới sự mềm mại cho không gian.
Biệt thự cổ số 110 – 112 Võ Văn Tần (quận 3, TP.HCM) mang dáng dấp kiến trúc Tân cổ điển. Nhưng thiết kế đã được địa phương hóa để phù hợp với văn hóa, khí hậu Việt Nam.
Kết
Theo những vị khách hàng yêu thích, điều quan trọng nhất ở phong cách Tân cổ điển chính là “vẻ đẹp vượt thời gian”. Một nét đẹp từ sự cảm thụ đến từng chi tiết tinh xảo, sử dụng vừa đủ và hợp lý.
Nghệ thuật có thể vượt thời gian bởi vì tự thân nó đã là sự kết tinh hoàn hảo từ quá khứ. Do đó, không gì có thể làm lỗi mốt hơn được nữa. Sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp sang trọng cùng sự đơn giản đầy trang nhã. Tỷ lệ cân đối, hài hòa cho không gian sống.
Xem thêm:
Pun Hlaing Golf Lodge Hotel – Phong cách kiến trúc Burmese đương đại | GK Archi + Aedas + SPA
Nhà văn hóa sinh viên TP.HCM – vẻ đẹp của hình khối và tính bền vững | GK Archi – Nihon Sekkei