Những vật liệu thường được sử dụng để tạo hình cho bề mặt bê tông

Có rất nhiều cách thức khác nhau để tạo hình cho mặt ngoài bê tông, một loại vật liệu có tính bền vững cao tuy nhiên ngoài tính thẩm mỹ mong muốn, điều quan trọng là phải xem xét các vấn đề về tính bền vững và chi phí khi chọn lựa.

Một trong những công trình tiêu biểu nhất của kiến trúc sư Peter Zumthor đó chính là nhà thờ mang tên Bruder Klaus Field, tọa lạc tại một thị trấn nhỏ ở Đức. Công trình này vừa mang nét rắn rỏi lại vừa mềm mại, gây ấn tượng đặc biệt đó chính lớp bê tông bao bọc mặt ngoài và mặt trong công trình. Nhà thờ được xây dựng bằng xi măng trắng trộn bằng cát và đá tại địa phương, được đổ 24 lớp từng ngày một theo kỹ thuật đặc biệt. Lớp bê tông mặt ngoài của nhà thờ khá phẳng phiu, mịn màng, đối lập với bề mặt bê tông bên trong được tạo hình từ những thân gỗ tròn, xếp kết cấu nghiêng hình tam giác. Sau khi tạo hình cho lớp bê tông phía trong, những thân gỗ được loại bỏ bằng cách đốt thành tro với một quy trình được kiểm soát, tạo thành lớp carbon có màu xám đen nhưng vẫn có thể giữ được hoa văn từ khối gỗ.

Kết quả có được là một kiệt tác của kiến trúc, một không gian của sự phản chiếu và biến đổi, nơi mà cùng một vật liệu nhưng lại có thể xuất hiện với những dạng đối lập nhau.

Kiến trúc sư Peter Zumthor là một bậc thầy trong việc sử dụng bê tông và niềm đam mê của ông đối với bê tông sẽ còn tiếp diễn trong sự nghiệp.

Những vật liệu thường được sử dụng để tạo hình cho bề mặt bê tông
Bề mặt bê tông bên ngoài và bên trong nhà thờ Bruder Klaus Field – Kiến trúc sư Peter Zumthor

Bê tông là hỗn hợp của xi măng, cát, sỏi và nước cùng một số thành phần thứ cấp khác, khi đông cứng sẽ mang hình dạng bề mặt của khuôn tạo hình. Khi lựa chọn một bề mặt để tạo hình cho mặt ngoài bê tông, ván khuôn được sử dụng có tác động rất lớn đến sản phẩm cuối cùng.

Có rất nhiều cách thức khác nhau để tạo hình cho mặt ngoài bê tông, từ ván gỗ cho đến các dạng kim loại, cho ra các bề mặt bê tông từ mộc mạc, thô ráp đến rất mịn màng. Về lý thuyết, bất kỳ bề mặt không thấm nước nào cũng có thể được sử dụng để làm khuôn tạo hình cho bê tông. Một cánh cửa, một mảnh ngói và thậm chí các loại vải chắc chắn đều có thể được sử dụng. Tuy nhiên, ngoài tính thẩm mỹ mong muốn, điều quan trọng là phải xem xét các vấn đề về tính bền vững và chi phí khi chọn lựa phương thức tạo hình cho bê tông.

Dưới đây là các vật liệu làm khuôn tạo hình bê tông thường được sử dụng trong xây dựng và kiến trúc.

Những vật liệu thường được sử dụng để tạo hình cho bề mặt bê tông
Những vật liệu thường được sử dụng để tạo hình cho bề mặt bê tông

Gỗ

Gỗ là vật liệu phổ biến và có chi phí khá tiết kiệm khi thi công những công trình nhỏ. Để làm khuôn đổ bê tông, gỗ được sử dụng sẽ là ván gỗ hoặc gỗ dán. Trong trường hợp dùng gỗ ván, kích thước và chất liệu gỗ có thể tạo ra các mẫu bề mặt bê tông khác nhau. Những ván gỗ có ít hoặc nhiều mắt gỗ, có bề mặt tự nhiên, không cần bào nhẵn thường sẽ tạo ra những thành phẩm độc đáo.

Còn khi chọn gỗ dán, những tấm gỗ này thường đã được phủ một lớp nhựa dẻo, từ đó sẽ cho ra thành phẩm có kết cấu tốt hơn khi bề mặt bê tông đông cứng lại.

Một nhược điểm lớn khi sử dụng gỗ làm khuôn tạo hình bề mặt bê tông đó chính là vật liệu này ít có khả năng tái sử dụng. Các tấm ván gỗ thường không thể tái sử dụng hơn 3 lần, các tấm gỗ dán cũng sẽ không thể sử dụng tiếp sau 3 – 4 lần đổ bê tông.

Những vật liệu thường được sử dụng để tạo hình cho bề mặt bê tông
Những vật liệu thường được sử dụng để tạo hình cho bề mặt bê tông
Những vật liệu thường được sử dụng để tạo hình cho bề mặt bê tông

Metal

Do có giá thành đắt đỏ cùng khả năng tái sử dụng không giới hạn, khuôn kim loại metal thường được cho thuê để đổ bê tông. Khuôn metal có lợi thế lớn đó chính là có thể lắp ráp và tháo rời nhanh chóng, tạo hình bề mặt cho bê tông hết sức mịn màng.

Những vật liệu thường được sử dụng để tạo hình cho bề mặt bê tông
tính bền vững
tính bền vững

Các tông

Thời gian trước đây, sẽ rất khó cho những thợ mộc dựng khi phải làm khuôn gỗ để thi công bê tông kết cấu trụ tròn theo ý tưởng của kiến trúc sư. Để làm được khuôn ống bằng gỗ, thợ mộc phải lắp ráp từ những đoạn ván gỗ có kích thước và chiều dài nhỏ.

Ngược lại, khuôn bằng các tông lại rất dễ dàng tạo thành hình ống. Mặc dù chỉ là bìa cứng nhưng chất liệu này có tính chất tương tự gỗ, nếu được xử lý đúng cách thì sẽ không có vấn đề gì với độ ẩm trong hỗn hợp bê tông. Sau khi bê tông cứng lại, khuôn các tông bị loại bỏ, chỉ phục vụ một lần sử dụng.

tính bền vững

Nhựa

Khuôn nhựa thường được sử dụng để thi công những phiến bê tông có sườn nhằm tăng độ cứng. Khuôn nhựa đảm bảo bề mặt bê tông rất mịn, độ kín tốt và sự hoàn hảo hình học của các yếu tố cấu trúc, ngoài khả còn có tính bền vững cao. Một lợi ích tuyệt vời khác của khuôn nhựa đó chính là chúng có thể tái sử dụng vô số lần.

Việc đưa ra quyết định sử dụng vật liệu, cách thức nào để tạo hình bề mặt bê tông sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố được xác định bởi các kiến ​​trúc sư cùng với những người chịu trách nhiệm thiết kế kết cấu. Ngoài kích thước có thể đáp ứng tiêu chuẩn về hình dạng, điều quan trọng là phải xem xét trọng lượng của cấu trúc và áp lực do bê tông đè nén. Hình dạng của khuôn phải đảm bảo duy trì hình dạng của bê tông, giữ vững vị trí của hỗn hợp và hỗ trợ trọng lượng lớn của bê tông tươi. Trước khi đổ, các khuôn cần phải sạch và ẩm, luôn luôn phải thận trọng kiểm tra để khuôn được khóa kỹ, đảm bảo khả năng chống đỡ để có được kết quả như mong đợi.

tính bền vững

Nguồn: H.N (Dịch từ: Archdaily) – Kienviet.net

Xem thêm:

CMCN 4.0 sẽ thay đổi xu hướng kiến trúc, quy hoạch đô thị Việt Nam

 , , ,