Ý tưởng lột xác căn nhà, giảm stress trong những ngày tránh dịch Covid-19

Cùng tham khảo những gợi ý của các chuyên gia thế giới trong ngành kiến trúc về cách thiết kế, bố trí ngôi nhà giúp giảm bớt căng thẳng mỗi ngày.

Với những kinh nghiệm lâu năm trong nghề, các nhà thiết kế nội thất hàng đầu đã chia sẻ những bí quyết giúp bạn có thể thiết kế một ngôi nhà hoàn hảo và giúp thư giãn tinh thần nhất là trong những ngày tránh dịch Covid-19.

  1. Ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng là một nhân tố giúp thư giãn tinh thần hết sức hữu dụng.

Áng sáng có thể khiến cho không gian bừng sáng, tạo cảm giác thoải mái cho người ở. Đó cũng là lý do nhiều người lựa chọn tắm nắng để bổ sung sức khỏe, vừa giúp xả stress rất tốt.

Tuy nhiên, để đem ánh sáng vào kiến trúc căn nhà như thế nào cho hợp lý không phải đơn giản.

Các chuyên gia về kiến trúc thường tạo một căn phỏng “mở” có thể nhận ánh sáng có lợi một cách tốt nhất. David Mann, người sáng lập MR Architecture + Decor chia sẻ: “Theo tôi, ánh sáng phía Bắc được điều chế tốt, đó là điểm mở đầu để bố trí một căn phòng thư giãn”.

  1. Mối tương quan với môi trường

Như đã nói ở trên, ánh sáng từ thiên nhiên có tác dụng rất lớn giúp làm dịu tâm trạng. Mặc dù ta dành phần lớn thời gian của mình ở nhà hoặc văn phòng, nhưng môi trường bên ngoài vẫn ảnh hưởng đến phần lớn cuộc sống và tâm trạng. Và ai trong ngành kiến trúc cũng sẽ biết mối tương quan này.

Không gì thoải mái và thư thái hơn việc hòa mình với thiên nhiên.

Thiết kế nhà không chỉ đòi hỏi về không gian trong nhà, mà còn phải có sự kết hợp với không gian bên ngoài. Bạn nên bố trí và chọn lựa các thiết kế cửa gồm khu vực cửa sổ, cửa chính, ban công ngôi nhà để đón ánh nắng tự nhiên đồng thời tạo ra sự kết nối thiên nhiên vào ngôi nhà.

  1. Chọn tông màu dịu thay vì tông màu quá lạnh hoặc quá nóng

Các kiến trúc sư cho rằng, việc tận dụng những tông màu dịu như màu trắng sẽ khiến ngôi nhà trở nên sáng sủa, thoáng đãng và đem lại cảm giác rộng rãi cho cả căn phòng.

Về cơ bản, màu sắc có thể giúp tâm trạng tốt lên hoặc tệ đi, nó là một trong những công cụ dễ nhất để điều khiến tâm trạng trong một không gian nhất định.

  1. Không gian đa năng

Một trong những nguyên lý của thiết kế nội thất là tạo ra một không gian mà tại đó cả gia đình có thể tập trung thư giãn. Lý tưởng nhất là bạn có thể hòa hợp và tận dụng mọi ngóc ngách tại nơi mình ở.

Không gian đa năng sẽ là 1 không gian mà tại đó cả gia đình sẽ quây quần ấm cúng bên nhau.

  1. Sắp xếp

Bên cạnh sự bừa bộn tự nhiên, không gian được tối giản và ngăn nắp sẽ giúp tâm trạng của bạn sẽ dịu hơn phần nào.

Tránh để những tủ quần áo, tủ giày… của bạn bừa bộn, hãy dọn dẹp và sắp xếp nó thành một sự chỉn chu nhất định. Tin tôi đi, dọn dẹp sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn đó và thoải mái hơn đó.

  1. Thu hút mọi giác quan

Thính giác, thị giác, xúc giác là những yếu tố chủ yếu giúp ta cảm nhận được sự tác động của môi trường xung quanh. Các yếu tố này cũng quan trọng trong quá trình thiết kế một căn phòng hoàn hảo.

Kết cấu ngôi nhà giúp tạo ra trải nghiệm phong phú hơn về không gian và tăng tương tác với từng giác quan của cơ thể.

  1. Không gian riêng biệt

Không gian sử dụng đa năng như đã nói ở trên rất quan trọng và làm dịu tâm trí cho gia chủ. Tuy nhiên, không gian riêng biệt như phòng làm việc, phòng đọc sách, phòng thiền cũng giúp thư giãn tinh thần một cách hữu dụng.

Một không gian riêng cũng là nơi chủ nhà hướng tới mỗi khi cần thư giãn hay yên tĩnh.

  1. Tập trung vào sự rộng rãi

Bạn khó có thể thoải mái với căn phòng chật ních đồ đạc. Trái lại, không gian rộng rãi sẽ giúp đầu óc tập trung và đem lại cảm giác dễ chịu hơn cho chủ nhà hoặc những vị khách tới chơi.

Một không gian rộng rãi bao giờ cũng tốt hơn là một không gian gò bó chật hẹp phải không?

Trên đây là những ý tưởng lột xác căn nhà, giảm stress trong những ngày tránh dịch Covid-19 của các kiến trúc sư nỗi tiếng trong ngành kiến trúc thế giới. Khách hàng có thể tham khảo để biến hóa không gian nhà mình.

Nguồn: Thương Minh

Xem thêm:

Pyramics, kiến trúc lạ lùng của Ai Cập

Sonatus – Dự án Trung tâm Thương mại “sống dậy” sau nhiều năm bỏ hoang

 , , ,